Loạt hạ tầng được kỳ vọng thúc đẩy bất động sản Đông Hà Nội

Sự kiện cầu Vĩnh Tuy 2 thông xe và nâng cấp nhiều tuyến đường lưu thông từ nội đô được kỳ vọng giúp các dự án bất động sản khu Đông Hà Nội hút khách hơn.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030 và tầm nhìn 2050, phía Đông Hà Nội được định hướng phát triển thành trung tâm hành chính, thương mại quốc tế, công nghệ kỹ thuật cao, đô thị hiện đại của thủ đô. Song song, theo kế hoạch năm 2025, huyện Gia Lâm và Đông Anh trở thành quận. Đến nay, hai địa phương này đã hoàn thành 25-26 trên tổng số 27 tiêu chí.

Bên cạnh đó, khi Hà Nội và 9 tỉnh, thành phố phía Bắc được liên kết, trở thành một vùng siêu đô thị của cả nước, khu vực này sẽ là điểm giao thoa sầm uất. Theo đó, các chuyên gia dự đoán, nơi đây sẽ có sự chuyển dịch lớn về kinh tế và dân số.

Ngoài nhiều tuyến đường hiện hữu như Quốc lộ 5A, Quốc lộ 5B, đường vành đai 3,4,5…, những tuyến “đường xương cá”, gồm: đường Lý Thánh Tông, Yên Viên – Đình Xuyên – Phù Đổng, đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị hay đê hữu Đuống đoạn Dốc Lời – Đặng Xá đến xã Lệ Chi đang được nâng cấp không ngừng.

Mạng lưới cây cầu bắc qua sông Hồng cũng có loạt sự kiện có tác động lớn đến khu vực đông Hà Nội như thông xe cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 vào dịp Quốc khánh vừa qua. Sự kiện này giúp thu hẹp khoảng cách địa lý cũng như sự phát triển giữa hai bên bờ sông.

Cầu Vĩnh Tuy 2 thông xe vào ngày 2/9. Ảnh: Ngọc Thành

Trong tương lai, hạ tầng khu vực có thêm 8 tuyến đường sắt Metro. Trong đó, hai tuyến Metro 8 (Sơn Đồng – Dương Xá) và Metro 1 (Gia Lâm – Dương Xá) sẽ trực tiếp đi qua huyện Gia Lâm.

Nhờ các tuyến hạ tầng trọng điểm này, khu Đông sẽ có không gian phát triển mới, kéo dân cư “ly tâm” khỏi khu vực nội đô đang ngày càng chật chội, quá tải, đồng thời, có thêm “đòn bẩy” giúp bất động sản trong toàn khu vực tăng trưởng bền vững. Dự kiến đến năm 2030, quy mô dân số tại hai bên bờ sông sẽ đạt khoảng 300.000 người, tương đương dân số của cả quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ hiện tại.

Song song, sự phát triển về hạ tầng tại khu Đông Hà Nội cho thấy sự dịch chuyển của các dự án bất động sản. Những khu vực lân cận trung tâm có điều kiện phát triển theo hiệu ứng “vết dầu loang”, đầu tư hạ tầng đồng bộ.

Khu vực này có lợi thế về quỹ đất. Nhờ đó, các mô hình bất động sản theo xu thế tương lai có cơ hội phát triển. Các khu đô thị với hệ thống tiện ích nội – ngoại khu đa dạng có thể thu hút cư dân có yêu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống.

Loạt dự án cao cấp tại khu vực Đông Hà Nội. Ảnh: Masterise Homes

Mới đây, Masterise Homes ra mắt phân khu Hawaii – dự án Masteri Waterfront, góp phần tạo nên “cú hích” cho thị trường khu vực này. Dự án thu hút nằm tại trung tâm Ocean Park 1 (Gia Lâm, Hà Nội), đối diện Hồ Ngọc Trai rộng 24,5 ha.

Theo đại diện đơn vị phát triển dự án này, khi cầu Vĩnh Tuy 2 thông xe, nơi đây có sự kết nối với trung tâm thuận tiện hơn, tạo thành mạch nối giao thông giữa khu vực hai bên sông Hồng. Trong khi đó, mối quan tâm lớn của cư dân hay nhà đầu tư khi lựa chọn bất động sản là vị trí và khả năng lưu thông.

Kinh nghiệm hơn một thập kỷ trên thị trường bất động sản, anh Nguyễn Hữu Hải (Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ, với sự phát triển về hạ tầng, lợi thế về giá trị sống, phân khu Hawaii đáp ứng các tiêu chí về một cuộc sống trung tâm. Đây là một trong những dự án nổi bật về vị trí với hệ tiện ích nội – ngoại khu, giúp cân bằng 6 giá trị sống: thể chất, gia đình, tài chính, sự nghiệp, lối sống, tinh thần.

“Với kỳ vọng trở thành lõi nội đô thứ hai của Hà Nội, khu Đông có thể thu hút nhiều người dân dịch chuyển để tận hưởng dịch vụ, tiện ích sống chất lượng”, anh Hải nói.

Ngoài phân khu Hawaii (Masteri Waterfront), nhiều dự án của các chủ đầu tư uy tín, pháp lý rõ ràng, chất lượng đảm bảo với hệ tiện ích đa dạng cũng đang hút khách bởi những lợi thế về tâm điểm giao thông liên vùng và tâm điểm của giá trị sống.

Theo VnExpress.

Leave a Reply

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 091.608.6688