Gia Lâm trong một vài năm gần đây đón nhận hàng chục ngàn tỷ đồng vốn đầu tư hạ tầng. Cùng với đó, Gia Lâm đang được chú trọng thúc đẩy nền kinh tế, phát triển du lịch, để hướng đến mục tiêu lên Quận vào năm 2025. Từ đó làm “bệ phóng” gia tăng giá trị bất động sản tại vùng đất này.
Theo dự đoán của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới năm 2023, ngành Du lịch sẽ tạo ra 2.307.000 việc làm trực tiếp (chiếm 4,1% tổng số việc làm), tăng 1,9% mỗi năm từ năm 2013. Tổng số đóng góp trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch đến việc làm sẽ tăng lên 1,4% năm đạt 4.648.000 việc làm trong năm 2023.
Thực tế, ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng sống ngày càng nâng cao. Không chỉ vậy, kinh tế du lịch còn góp phần thúc đẩy kinh tế chung, năm 2019, chỉ riêng ngành du lịch đã đóng góp 9,2% GDP của cả nước.
Hoạt động du lịch phát triển làm gia tăng khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; tổ chức nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, thay đổi diện mạo của từng nơi.
Việt Nam cũng không ngoại lệ, những địa phương như như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, sau khi được đầu tư về kinh tế du lịch, đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2010, lượng khách du khách đến với “đảo Ngọc” Phú Quốc khiêm tốn ở con số khoảng 300.000 lượt. Đến năm 2019, số lượng này đã tăng lên mức kỉ lục hơn 4 triệu, trong đó có hơn 600 nghìn lượt khách quốc tế, mang về doanh thu du lịch trên 5.700 tỷ đồng, chiếm trên 90% tổng doanh thu du lịch của toàn tỉnh Kiên Giang.
Du lịch tạo đà cho kinh tế Gia Lâm chuyển mình
Nếu như trước đây du lịch Gia Lâm chỉ có làng gốm Bát Tràng, thì đến thời điểm hiện tại, với sự hậu thuẫn về hạ tầng, chính sách, Gia Lâm thu hút nhiều ông lớn bất động sản đầu tư phát triển. Sự hội tụ của những thương hiệu uy tín góp phần hình thành phố du lịch mới, thúc đẩy kinh tế Gia Lâm tăng trưởng trong tương lai không xa.
Chưa hết, hàng chục ngàn tỷ đồng đã được rót vốn đầu tư vào Gia Lâm để xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông kết nối, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – du lịch và dịch vụ thương mại. Hạ tầng phát triển bứt phá cùng với thông tin Gia Lâm sắp lên Quận vào năm 2025 đã tạo nên “lợi thế kép” cho BĐS địa phương này thêm sôi động.
Những tổ hợp giải trí được đầu tư bài bản trong thời gian tới sẽ góp phần nâng trải nghiệm, thúc đẩy du khách lựa chọn Gia Lâm làm điểm đến du lịch mới. Từ đó gia tăng mức chi tiêu du lịch, kéo dài ngày lưu trú, thắp sáng nền kinh tế Gia Lâm, từng bước tạo vị thế mới cho du lịch thủ đô bên cạnh những điểm đến truyền thống.
Nhiều năm qua, Hà Nội chỉ có các điểm đến truyền thống như Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, khách du lịch đến Thủ đô chưa có nhiều điểm vui chơi, giải trí hiện đại. Các dịch vụ giải trí này mới chỉ xuất hiện tại thành phố du lịch như Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc… mang lại nguồn doanh thu lớn cho kinh tế địa phương. Do đó, trong tương lai sự xuất hiện của tổ hợp tiện ích giải trí như VinWonders, Safari tại Gia Lâm được kỳ vọng sẽ mở lối cho nền kinh tế du lịch thủ đô.
Khi chuyển mình lên Quận và khoác tấm áo mới phù hợp hơn, chắc chắn Gia Lâm sẽ đủ điều kiện để bứt phá thành “trung tâm du lịch mới” tại Hà Nội nói riêng và tại miền Bắc nói chung.
Theo CafeF.vn