Bên cạnh yếu tố về phong thuỷ và tiềm năng phát triển kinh tế, một lý do khác khiến bất động sản phía Đông Hà Nội phát triển mạnh mẽ và có sức hút lớn với các nhà đầu tư là do sự hội tụ của các đại đô thị lớn.
Cách đây gần chục năm, cả thị trường bất động sản đều dồn sự quan tâm về “thành phố” phía Tây. Sự mở rộng nhanh chóng của phía Tây Hà Nội đã kéo theo sự phát triển của hàng loạt dự án bất động sản. Câu chuyện của bất động sản phía Tây Thủ đô khi đó gần như đã trở thành tâm điểm của thị trường trong suốt một thời gian dài.
Thế nhưng, trong 3 – 4 năm trở lại đây, phía Tây Hà Nội một thời “dậy sóng” đã và đang dần mất sức hút. Thay vào đó, mọi sự quan tâm của thị trường đang đổ về “thành phố phía Đông” với một sức nóng “khủng khiếp”.
Còn nhớ thời điểm cuối năm 2019, Vinhomes Ocean Park là dự án đại đô thị đầu tiên được Vingroup tung ra trong kế hoạch xây dựng những dự án đại đô thị nằm ngoài khu vực trung tâm thành phố lớn với tổng diện tích lên tới 420ha, đã thu hút sự quan tâm rất lớn của người mua nhà ngay từ lúc mới ra mắt.
Giữa lúc thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, dự án đã bán hết hơn 90% số căn mở bán chỉ trong vòng sáu tháng ra mắt thị trường. Nhiều phân khu biệt thự, liền kề mặt đường chính hoặc view mặt hồ vừa mở bán đã cháy hàng. Hoạt động mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp rất sôi động.
Vừa mở bán từ tháng 5/2022 vừa qua, Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire quy mô hơn 458 ha cũng không hề kém cạnh. Theo ông Hoàng Đình Khiêm, Chủ tịch HĐQT Vietstarland tiết lộ, sau chưa đầy 5 tháng mở bán đã thanh khoản hơn 9.000 căn biệt thự, liền kề, shophouse – một con số khiến cả thị trường ngỡ ngàng.
Sắp tới đây, khi thông tin về Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown sẽ được ra mắt thị trường vào cuối năm 2022 được công bố, ngay lập tức dự án đã nhận được sự quan tâm rất lớn của thị trường bất động sản.
Được biết, Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown là đại đô thị tiếp theo của Vinhomes ở khu vực phía Đông Hà Nội. Đây là một hợp phần của “siêu quần thể đô thị biển” có quy mô lên tới 1.200ha, cùng với Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire.
Có vẻ như sức nóng, sự phát triển của hàng loạt các đại dự án quy mô lớn, tiện ích đồng bộ, hiện đại đã khiến bất động sản phía Đông vượt xa hơn rất nhiều và làm “lu mờ” cơn sốt của khu vực phía Tây thành phố cách đây nhiều năm trước.
Tại sao là phía Đông?
Lý giải sức nóng của bất động sản phía Đông Hà Nội thời gian gần đây, theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, phía Đông hội tụ những thế mạnh cho việc phát triển, trở thành trung tâm mới của Thủ đô.
Trước hết về mặt phong thủy, theo ông Võ, từ gần chục năm trước, trong 5 phương án mở rộng Thủ đô đã có phương án thứ 5 là lấy sông Hồng làm trung tâm của Hà Nội để mở rộng phía Đông từ Ba Vì tới Hưng Yên, giáp Đền Chử Đồng Tử.
“Đây là phương án hữu hiệu nhất cho việc phát triển Thủ đô, đáng tiếc là không được lựa chọn”, ông Võ nhận định và cho rằng, thành phố Hà Nội khi đó ưu tiên mở rộng về phía Tây. Trong suy nghĩ của nhiều người dân, phía Đông Hà Nội, sang bên kia sông Hồng vẫn là một vùng đất xa xôi, chậm phát triển. “Phía Đông cách đây vài năm vẫn chỉ là vùng quê, với triền đê thơ mộng, là vùng đất của nông nghiệp, không có định hướng phát triển rõ ràng”.
Hơn nữa, Hà Nội – hiểu theo nghĩa gốc là thành phố bên trong sông, Vì thế người dân cứ quen với tập quán “ngại sang sông”, ngại phát triển phía bên kia sông. Dần dần, Hà Nội có phát triển hơn ở hai bờ sông nhưng chưa thực sự mạnh dạn, bứt phá.
Trong khi đó, sau thời gian phát triển về phía Tây, thực tế cho thấy, Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn về ngập lụt, sự quá tải hạ tầng, quy hoạch. Phía Tây vốn là một vùng trũng của thành phố, trong khi đó, phía Đông là khu đất cao, diện tích đất rộng lớn, quy hoạch rõ ràng, rất thuận lợi cho phát triển.
Theo ông Võ, phong thuỷ của sông Hồng tạo ra sự bền vững cho tăng trưởng. Sông Hồng là điểm tựa cho đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng, vai trò của nó rất quan trọng. Do đó, việc phát triển Hà Nội theo hướng tỏa ra 2 bên sông Hồng, nương vào địa thế phong thủy là bền vững chắc và chắn nhất. Đó là quy luật của lịch sử, văn hoá.
“Thành phố phía Đông sẽ là tương lai mới, cực kỳ phát triển của Hà Nội. Có những đô thị được xây dựng rất công phu nhưng không thể phát triển, trong khi đó có những đô thị chỉ cần đặt đúng vị trí, tự nó đã có sức sống nội lực mạnh mẽ. Đó chính là yếu tố phong thuỷ rất tốt của phía Đông Hà Nội mà bấy lâu nay vẫn bị bỏ quên”, ông Võ nhấn mạnh.
Yếu tố thứ hai khiến bất động sản phía Đông Hà Nội có sức hút rất lớn được TS. Vũ Đình Ánh phân tích đặt trong tương quan kinh tế, tương lai phát triển của phía Đông với khu vực.
Ông Ánh cho rằng, lâu nay, Việt Nam vẫn bàn nhiều về kinh tế biển nhưng nhiều người không hiểu kinh tế biển là gì. Muốn phát triển kinh tế biển, trước hết phải hướng về biển, hướng về phía Đông, không thể chạy vào núi để phát triển kinh tế biển.
Trong khi đó, tại phía Đông Hà Nội, chỉ cần 1 giờ đồng hồ chạy xe ô tô là có thể đến biển. Phía Đông chính là hướng đi kéo những người ở biển tới Hà Nội và ngược lại kéo người Hà Nội ra biển, tiếp cận với kinh tế biển.
Mặt khác, với hệ thống các tuyến đường cao tốc kết nối Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tam giác kinh tế phía Bắc mới chính thức thành hiện thực và phát huy tốt nhất thế mạnh của nó. Trong đó, phía Đông Hà Nội chính là cửa ngõ của Thủ đô, kết nối vô cùng thuận tiện với mạng lưới giao thông để phát triển kinh tế.
Minh chứng là ông Ánh đã tiếp xúc với nhiều cư dân tại dự án Vinhomes Ocean Park, tại đây có sự góp mặt đủ đầy đủ của dân cư các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, từ Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh… Như vậy, Phía Đông Hà Nội xứng đang là “nơi hội tụ” của cả một khu vực.
Theo vị chuyên gia này, Vingroup là một trong những doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược rất đúng đắn khi phát triển sang phía Đông. “Trong chừng mực nào đó, theo tôi, tương lai của Hà Nội chính là nhìn về hướng phía Đông, đừng nhìn phía Tây và phương Bắc”, ông Ánh nhận định.
Sức hút của các đại đô thị đa tiện ích
Bên cạnh yếu tố về phong thuỷ và tiềm năng phát triển kinh tế, một lý do khác khiến bất động sản phía Đông Hà Nội phát triển mạnh mẽ và có sức hút lớn với các nhà đầu tư được ông Ánh chỉ ra là do sự hội tụ của các đại đô thị lớn.
Theo đó, chỉ riêng 3 dự án Vinhomes Ocean Park 1, 2 và 3 của Vingroup, quy mô đã lên tới 1.200ha. Với một diện tích lớn như vậy, các đại đô thị này hội tụ đầy đủ những tiện ích dịch vụ như một thành phố thu nhỏ với không chỉ nhà ở mà còn có trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, công viên, vui chơi giải trí đẳng cấp…
Theo ông Ánh, các đô thị 1.200ha này không phải mô hình thành phố thu nhỏ mà là đô thị thực sự. Vingroup không phải bán biệt thự, căn hộ mà đi cùng với đó là bán không gian sống với đầy đủ tiện ích, phục vụ cư dân.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cũng cho rằng, với việc phát triển đại đô thị với quy mô lớn, đồng bộ, các dự án phía Đông Hà Nội đã mang đến cho cư dân những điều mà các dự án khác không thể thực hiện.
Đây chính là thế mạnh rất lớn của bất động sản phía Đông. Với hệ thống giao thông kết nối khu vực ngoài trung tâm và trung tâm thành phố ngày một đồng bộ, hoàn thiện, người dân không ngại sống ở ngoài trung tâm, khu vực phía Đông đang cho thấy sức hút rất lớn.
“Đã qua rồi cái thời mà người dân hỏi nhau rằng từ nhà đến cơ quan cách nhau bao nhiêu km. Thay vào đó, họ chỉ quan tâm tới thời gian di chuyển. Khi thời gian di chuyển từ ngoài trung tâm vào nội đô ngày càng được rút ngắn, tương lai phát triển của phía Đông càng mạnh mẽ.
Đó chính là lý do khiến ông Ánh cho rằng, nhờ hạ tầng giao thông phát triển và các dự án đại đô thị, phía Đông Hà Nội đang làm rất tốt công tác “giãn dân” nội đô – điều mà các đô thị vệ tinh của Thủ đô trước giờ vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Theo ông Ánh, sở dĩ các đô thị vệ tinh như Hoà Lạc, Sóc Sơn… không có sức hút vì ở đó không có các dự án đẳng cấp, tiện ích dịch vụ tốt để thu hút cư dân. “Thành phố không thể ép người dân nội đô đến đó sinh sống khi họ không muốn như vậy. Những người dân trong phố, họ có tiền và có nhu cầu với một chất lượng sống đặc biệt cao cấp”.
Do đó, việc đầu tư các đại đô thị đồng bộ, đẳng cấp nhằm thu hút cư dân chính là cách làm tốt nhất để giảm tải cho khu vực trung tâm đông đúc. “Ở Việt Nam có văn hóa thú vị là “rỉ tai”, nếu dự án tốt thì họ rỉ tai nhau, và từ đó tự khắc giải quyết bài toán là giãn dân nội đô. Về nguyên tắc, điều kiện sống phải bằng hoặc tốt thì mới có sự dịch chuyển của người dân đến địa điểm mới đó”.
Với ba tổ hợp Vinhomes Ocean Park 1, 2 và 3, tự bản thân nó đã hình thành đô thị vệ tinh. Với các đại dự án này, chúng ta có thể hi vọng vào sự phát triển của bờ phía Đông Hà Nội không kém, thậm chí hơn hẳn Hà Nội hiện tại”, ông Ánh nhấn mạnh.
Sự phát triển các đại đô thị đẳng cấp cũng chính là lý do khiến ông Hoàng Đình Khiêm, Chủ tịch HĐQT Vietstarland cho rằng, phía Đông Hà Nội sẽ trở thành điểm đến hội tụ không chỉ của Việt Nam mà còn đối với cả thế giới.
Hiện các “đại bàng” như Samsung, LG, Google, Apple đang dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam. Trong khi các thủ phủ công nghiệp gần Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng đều đang rơi vào tình trạng khan hiếm nhà ở cao cấp, khu Đông Hà Nội chính là nơi đáp ứng được nguồn cầu về nhà ở cao cấp, tiện ích đồng bộ của tầng lớp chuyên gia nước ngoài.
Với những thế mạnh đó, quan trọng hơn, sở hữu các bất động sản tại đây còn có tiềm năng gia tăng giá trị rất lớn trong tương lai. Đơn cử như với các dự án của Vingoup, đây không chỉ là các bất động sản để ở mà còn mang giá trị đầu tư rất lớn, có thể nhân 3 – 4 lần giá trị trong khoảng 5 năm tới, ông Khiêm cho hay.
Theo The Leader.