Chuyện lạ thời Covid-19, nhà đầu tư săn BĐS làm “của để dành”

Tỷ lệ tiết kiệm của người dân Việt Nam trung bình lên đến gần 50% thu nhập, gấp đôi so với phần lớn quốc gia khác. Trong đó, một tỷ lệ tiết kiệm rất lớn dùng để tích trữ tài sản là bất động sản và chi tiêu cho nhà ở dẫn đến giá nhà ở đây rất cao.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, có một làn sóng nhà đầu tư bất động sản âm thầm mua vào, chờ nhà đất tăng giá sau dịch.

Theo chân anh Nguyễn An – môi giới một sản bất động sản khu vực Hoài Đức được biết thời gian gần đây số lượng nhà đầu tư bất động sản quan tâm tìm hiểu đầu tư bất đông sản khu vực các quận huyện ven Hà Nội đang có xu hướng tăng so với thời điểm cách đây 1-2 năm.

“Nếu như các năm trước, thị trường sôi động nhà đầu tư đổ về các tỉnh nhiều thì thời gian gần đây do tác động của dịch Covid-19, thị trường trầm lắng cùng với việc hạn chế đi lại đã khiến các nhà đầu tư quay đầu quan tâm mạnh mẽ đến thị trường bất động sản Hà Nội”, anh An cho biết.

Anh An tiết lộ, có điều khá lạ trong khẩu vị nhà đầu tư hiện nay khi chủ yếu quan tâm đến các sản phẩm BĐS ven đô có giao thông kết nối thuận tiện vào khu vực trung tâm. “Nếu như trước đây, các sản phẩm BĐS trung cấp ở các quận, huyện vùng ven mở bán cả năm vẫn ế thì nay cũng với khoảng cách đó, các sản phẩm BĐS cao cấp được quy hoạch trong những đại dự án lại có giao dịch rất tốt”, anh An cho biết.

Nhận định về những thay đổi trong tư duy nhà đầu tư, Anh Phạm Nhật Thanh – Giám đốc sàn giao dịch khu vực Mỹ Đình cho biết dịch Covid-19 đã khiến các kênh đầu tư trên thị trường bị co hẹp lại, giá vàng bất ổn, chứng khoán bấp bênh trong khi đó lãi suất tiết kiệm liên tục giảm đã đẩy dòng tiền đổ về bất động sản. ủ trắng cô gái nhật

Quan sát thực tế trên thị trường hiện nay có thể thấy, hiện tại nhà đầu tư bất động sản đang bí kênh đầu tư. Nếu trước kia BĐS nghỉ dưỡng, đất nền tỉnh lẻ hút mạnh dòng tiền khiến nhà đầu tư bỏ quên thị trường BĐS thủ đô thì nay dịch bệnh đã lật ngược tình thế. BĐS nghỉ dưỡng “ngủ đông” trong khi đất nền tỉnh lẻ im lìm, giới nhà giàu đang nhắm đến các tài sản giá rẻ hoặc có nhiều tiềm năng tăng giá ngay tại thủ đô.

Một điều dễ nhận thấy là các sản phẩm nhà đầu tư hướng đến chủ yếu nằm ở phân khúc cao cấp, bền vững ít bị biến động giảm giá. Ngoài những bất động sản thứ cấp đang được bán cắt lỗ trên thị trường thì các sản phẩm BĐS cao cấp tọa lạc tại trong những khu vực hạ tầng kết nối hoàn thiện, chuẩn bị lên quận đang được nhà đầu tư nhắm đến.

“Các sản phẩm bất động sản nằm trong quần thể đại dự án lớn tại các khu vực Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư. Nguyên nhân bởi thời gian vừa qua đây là những khu vực chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, cùng với đó đây là những huyện chuẩn bị lên quận giai đoạn 2020-2025”, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội cho biết.

Nhận định về xu hướng tích trữ BĐS trong dịch Covid-19 của nhà đầu tư hiện tại, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng giá nhà đất tại Việt Nam tăng liên tục là bởi “truyền thống” tích trữ tài sản của người dân. Tỷ lệ tiết kiệm của người dân Việt Nam trung bình lên đến gần 50% thu nhập, gấp đôi so với phần lớn quốc gia khác. Trong đó, một tỷ lệ tiết kiệm rất lớn dùng để tích trữ tài sản là bất động sản và chi tiêu cho nhà ở dẫn đến giá nhà ở đây rất cao.

“Vì thế, bất động sản luôn là một kênh đầu tư tiềm năng, ngay cả trong khủng hoảng. Điều nay đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008-2011. Và hiện nay dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề kinh tế nhưng vẫn có làn sóng nhà đầu tư BĐS âm thầm mua đất giữ tiền. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nhớ rằng, muốn thu lợi nhuận cao từ bất động sản thì phải đầu tư dài hạn, chọn sản phẩm tốt từ những chủ đầu tư lớn, uy tín trên thị trường”, ông Võ nhấn mạnh.

Theo Nhịp sống kinh tế

Leave a Reply

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 091.608.6688